Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ
Chủ nghĩa lý tưởng, tư tưởng, lòng yêu nước, tôn giáo, lợi ích cá nhân là một trong những lý do chính trong bối cảnh lịch sử khác nhau sinh ra những gián điệp từ thời cổ đại đến nay.

 


Trong đó, lý do bảo vệ quyền lợi quốc gia, nhà nước thường được nhắc đến hơn cả. Không chỉ nam giới mà không ít phụ nữ, dù biết chắc những nguy hiểm, rủi ro của công việc gián điệp, vẫn dấn thân hoạt động vì lòng yêu nước, ý chí đấu tranh cho nền dân chủ. 

 

Trước khi bị người Anh treo cổ, Nathan Hale (1755-1776), một nhân vật được coi là “cha đẻ ngành tình báo quân sự Mỹ”, góp phần đáng kể trong cuộc đấu tranh giành độc lập (1775-1783) của “đất nước cờ hoa” đã nói “Xin lỗi, tôi chỉ có một cuộc đời để cống hiến cho đất nước mình”. Cuộc đời của ông đã trở thành hình mẫu cho nhân vật trong tiểu thuyết "Tên gián điệp" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Fenimor Cooper. Tượng đài của ông cũng được đặt tại Washington, là thần tượng của giới trẻ yêu nước thời bấy giờ. 

 

Trên bệ tượng đài của người anh hùng dân tộc của nước Anh, Edith Louisa (1865-1915), một gián điệp dưới vỏ bọc y tá ở nước Bỉ trong Thế chiến I là dòng chữ: “Chủ nghĩa nhân đạo, sự tự chủ, tận tâm, hy sinh”. Công chúa Ấn Độ, Noor Inayat Khan (1914 - 1944), người được coi là cánh chim đầu đàn của “những cô gái của Churchill” - tức những nữ điệp viên thuộc Cục Tác chiến đặc biệt (SOE) của tình báo Anh thời Thế chiến II. Bà là nữ điệp viên đầu tiên sử dụng sóng vô tuyến để truyền tin tình báo bí mật về Tổng hành dinh chỉ huy ở London. Trước khi bị Đức Quốc xã xử bắn một cách dã man, Noor Inayat Khan hô vang khẩu hiệu “Liberté” (tự do). 

 

Còn Fritz Kolbe ( 1900 -1971) là một điệp viên của Cục Tình báo chiến lược OSS, tiền thân của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ngày nay, vốn là một viên chức Bộ Ngoại giao Đức Quốc xã đã bí mật chuyển giao 2.800 tài liệu tối quan trọng của Đức Quốc xã cho tình báo Mỹ thời Thế chiến I. Ông từng nói: “Tôi là một người Đức yêu nước và là một con người. Mục đích của tôi là rút ngắn thời gian chiến tranh cho những đồng hương bất hạnh, để giảm bớt nỗi đau khổ của các nạn nhân trong trại tập trung”. Nói như vậy để biết rằng những gián điệp thực thụ có một bản lĩnh trung kiên không dễ gì lung lay và hậu thế đã tôn vinh họ như thế nào.

 

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ 1

Tác phẩm điêu khắc mô phỏng cánh chim đầu đàn của “những cô gái của Churchill”, Noor Inayat Khan ở London (Anh)

 

Điều đáng nói là trong khi chúng ta nói về khái niệm gián điệp một cách công khai và đầy ngưỡng mộ, nhiều trí thức gián điệp lại chỉ coi hành động của mình rất đỗi bình thường, nhất là những gián điệp của chế độ Cộng sản, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, đó là lý tưởng hoạt động cho một mục đích nhân văn chứ không chỉ là hành động tự phát, ngây thơ. Họ hoạt động bí mật không mưu cầu quyền lợi cá nhân mà xuất phát từ niềm tin chân thành. Họ tin tưởng rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ chiến thắng, cứu nhận loại khỏi chủ nghĩa Tư bản áp bức và Liên Xô là sức mạnh duy nhất có thể cứu nhân loại từ “Đại suy thoái”, giúp bảo vệ thế giới.

 

“Tội đồ” chế tạo bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đồng thời là điệp viên nguyên tử người Mỹ từng bán thông tin cho Liên Xô, Klaus Fuchs (1911-1988) từng nói: “Không, tôi không bao giờ là một gián điệp. Tôi không hiểu tại sao các cường quốc phương Tây lại chia sẻ bí mật về bom nguyên tử cho Nga. Tôi có cảm giác tội lỗi nếu Moscow chuyển giao các bí mật này”. Klaus Fuchs cũng nói rằng ông hành động vì niềm tin chứ không phải một điều nào khác. Melita Norwood (1912 - 2005), người được mệnh danh là “điệp viên của thế kỷ”, “Nữ điệp viên không bao giờ bị bắt”, một gián điệp từng cung cấp bí mật hạt nhân của Anh cho Liên Xô trong gần 40 năm từng nói: “Những gì tôi làm không phải vì tiền mà để ngăn chặn việc người dân thường không có thực phẩm, nền giáo dục và dịch vụ y tế tốt”. Người viết tiểu sử của nữ điệp viên này cũng cho hay: “Đó là lý tưởng cộng sản chứ không đơn thuần là chỉ về mặt cảm xúc ngây thơ. Vì lợi ích của toàn thế giới”.

 

Là một nhà báo điệp viên trong bộ tứ huyền thoại thành Cambrige, Harold Adrian Russell Philby (1912-1988) đã luôn thể hiện niềm tự hào với sứ mệnh của mình. Russell Philby được gọi là “tắc kè hoa” vì khả năng biến hình che mắt kẻ thù một cách tài tình, một điệp viên “siêu hạng” có thể phân biệt đâu là những “tin giả” để đánh lừa Liên Xô và đâu là những thông tin có giá trị. Ông gọi Cục tình báo Liên Xô là một “Đơn vị ưu tú” và ngay trước khi qua đời tại Moscow, Harold Adrian Russell Philby nói: “Tôi muốn được chôn cất ở Liên Xô, mảnh đất mà tôi đã coi như của riêng mình kể từ năm 1930”. 

 

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ 2

Trước khi qua đời tại Moscow, Harold Adrian Russell Philby muốn được chôn cất ở Liên Xô

 

Một số gián điệp khác, tất nhiên là một số ít và hiếm hoi, hoạt động gián điệp vì những mục đích cá nhân. Đó là Alfred Redl (1864-1913), một đại tá trong quân đội Áo-Hung, làm gián điệp cho Nga vào đêm trước của Thế chiến I để có tiền duy trì các mối quan hệ đồng tính hay nhà ngoại giao người Anh William Christopher John Vassal (1924-1996) bị KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia của Xô Viết) tống tiền vì nắm giữ những hình ảnh về tình dục đồng giới và phải làm nhiệm vụ gián điệp để ém nhẹm sự việc. Điệp viên người Pháp khác là Lydie Bastien (1922-1993) làm gián điệp cho nước Đức trong Thế chiến II chỉ vì niềm đam mê với đồ trang sức còn điệp viên Mathilde Carré (1910-1970) hoạt động hai mang trong cuộc chiến tranh ở Pháp thừa nhận thẳng thắn rằng bà không coi đó là một sự nghiệp mà đơn giản vì “Tôi muốn các bữa ăn ngon, một người đàn ông và bản Requiem của Mozart”. 

 

Một gián điệp người Mỹ khác, Nelson Drummond làm công việc bí mật và nguy hiểm này vì ông là một con nghiện cờ bạc và nghiện rượu, cần có tiền để trang trải cuộc sống. Vấn đề đề tài chính do lạm dụng rượu đã đẩy Hansjoachim Tiedge (sinh năm 1937), một nhân viên của Văn phòng Liên bang về bảo vệ Hiến pháp của nước Cộng hòa Liên bang Đức vào con đường làm gián điệp cho Cộng hòa Dân chủ Đức (thường được gọi là Đông Đức), một quốc gia nay không còn nữa, tồn tại từ 1949 đến 1990 theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa tại phần phía đông nước Đức ngày nay. Công việc kinh doanh đồ uống đổ vỡ khiến King William Harvey (1915-1976) phải tới làm việc cho CIA với một thái độ bất nhẫn. 

 

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ 3

Voltaire là người bạn thân cận với Friedrich Đại đế 

 

Điều đáng ngạc nhiên là có một bộ phận các nhà văn nổi tiếng đã có một thời làm gián điệp. Đó là nhà văn và triết gia vĩ đại Voltaire (Francois Marie Arouet) (1694-1778), người thân cận của Friedrich Đại đế (1712–1786) của nước Phổ. Nhờ đó, Voltaire biết được tình hình châu Âu, làm phong phú thêm kiến thức khiến ông trở thành một tri thức đáng ngưỡng mộ thời đó. Tác giả cuốn Jungle Book (Sách rừng xanh), Joseph Rudyard Kipling (1865-1936) vốn là người Ấn Độ nhưng lại là “con cưng” của nước Anh vì hành động tuyên truyền mạnh mẽ cho đế quốc này. Một trong những tác giả khai thác thành công chủ đề gián điệp trong văn học là Graham Greene ( 1904 -1991) sở dĩ làm việc ở Tổng cục Tình báo (MI-6) của nước Anh để giải tỏa những “hoài nghi phức tạp”. Trong cuốn tự truyện của mình, xuất bản năm 1971, Graham Greene thú nhận rằng ông từng bị nghi ngờ có quan hệ qua lại với các quan chức Đức, vì thế, thể theo nguyện vọng của gia đình, ông làm công việc gián điệp để được yên lành. Một nhân vật không kém phần nổi tiếng khác, “cha đẻ” của James Bond, Ian Fleming (1908-1964) làm việc trong cơ quan tình báo của Hải quân Anh vì tại đây ông được thử thách trí thông minh và tưởng tượng, ngọn nguồn của các tiểu thuyết hồi hộp, gay cấn. 

 

Được xem là một công việc có lịch sử lâu đời, huyền thoại về các điệp viên luôn là một chủ đề hấp dẫn. Từ các quý tộc đến nô lệ, nam giới đến phụ nữ có vẻ yếu mềm, nông dân, vô sản, thương nhân, các chính trị gia, quan chức, quân nhân, các linh mục, các nhà thần học, nghệ sĩ đến các giáo viên, những nhân vật có xuất thân gia đình cơ bản đến trẻ mồ côi đều đã lựa chọn công việc hoạt động tình báo bí mật. Chính vì thế, các huyền thoại, giai thoại về các nhân vật của các “Hiệp ước ma quỷ” chưa bao giờ là chủ đề cũ dù đã được kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc hưởng lợi khi Triều Tiên rơi vào tay Hàn Quốc (15-01-2014)
    Nhật tung “núi tiền” đấu với Trung Quốc tại châu Phi (15-01-2014)
    Nghị sĩ Mỹ: Washington sẽ không để yên cho Bắc Kinh tung hoành (15-01-2014)
    Mỹ với tham vọng thành lập một "NATO của châu Á" (14-01-2014)
    Người biểu tình Thái Lan dọa tấn công thị trường chứng khoán (14-01-2014)
    Sam Rainsy và "lời hứa" bất nhân: Đòi Phú Quốc, đuổi Việt kiều (14-01-2014)
    Trung Quốc đang “bao vây” Nhật bằng ngoại giao? (13-01-2014)
    Bangkok tê liệt vì biểu tình chống Thủ tướng Yingluck (13-01-2014)
    Trung Quốc khoét sâu mâu thuẫn Nhật - Hàn, "dạy Kim Jong-un 1 bài học" (13-01-2014)
    Át chủ bài của Ấn Độ trong thế "lưỡng đầu thọ địch" (13-01-2014)
    Thái Lan tăng nhiệt trước “ngày đóng cửa” (11-01-2014)
    Có một mặt trận Trung - Nhật ở châu Phi? (11-01-2014)
    Ariel Sharon: Người gây tranh cãi nhất Trung Đông (11-01-2014)
    Chuyên gia Nga: Mỹ ủng hộ Philippines, Việt Nam ở Biển Đông (10-01-2014)
    Điều gì xảy ra nếu Bangkok tê liệt? (10-01-2014)
    Ấn Độ tổ chức hội thảo về Biển Đông và ADIZ của Trung Quốc (10-01-2014)
    Trung-Mỹ và cuộc tranh giành ảnh hưởng tại châu Á năm 2014 (10-01-2014)
    Bắt tàu cá xin phép vào Biển Đông: Trung Quốc có khả năng thực hiện? (10-01-2014)
    Dày đặc tin đồn sắp đảo chính quân sự ở Thái Lan (09-01-2014)
    Giải mã "ngón đòn" của Nga nhằm suy yếu Trung - Mỹ (09-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152906131.